Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Một mẫu Thánh giá mới sẽ được đưa ra ?

Những người tin theo MDM có thể không có kiến thức thần học hoặc kinh thánh, nhưng chắc chắn, họ thiếu trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Do đó, họ luôn soi mói những cây Thánh giá mà Đức Phan-xi-cô sử dụng là gì và có đầu con thú hay không để kết án Ngài.

Sứ điệp của MDM được đưa ra ngày 30 tháng 4 năm 2013 đã cảnh báo:

“Một mẫu Thánh giá mới sẽ được đưa ra … Thay vào đó, cây thập giá sẽ kín đáo được mang hình đầu con thú.”

Đi kèm với đó là lời đề nghị:

“hãy thu thập các Thánh Giá và cất giữ trong các gia đình cùng với Nước Thánh”.


Ba tháng sau, ngày 30 tháng 7 năm 2013, MDM tiếp tục nói về việc mẫu thánh giá mới sẽ xuất hiện:

“Đừng bao giờ chấp nhận một cây thánh giá không giống với cây Thập giá mà Ta đã bị đóng đinh vào đó.”


Theo những sứ điệp này, những người đi theo MDM hiểu rằng: Chỉ những cây Thánh giá nào có tượng Chúa Chịu Nạn là cây Thánh giá thật. Trái lại, nếu không có tượng Chịu Nạn trên thánh giá, thì Thánh giá đó là của ma quỷ.  



MDM không đưa ra một mẫu nào cụ thể nên những người theo MDM luôn soi mói những cây Thánh giá mà Đức Phan-xi-cô sử dụng là gì và có đầu con thú hay không để kết án Ngài.

Chẳng hạn, mẫu Thánh giá được Đức Phan-xi-cô đeo trên ngực bị họ rêu rao là “cây thánh giá có hình đầu con thú”.

                           

Mẫu Thánh giá này thường được biết đến với tên gọi là: “ Thánh giá kiểu Đức giáo hoàng Phan-xi-cô”. Trên Thánh giá này, có hình ảnh một mục tử vác con chiên trên vai, phía sau lưng là đàn chiên và trên đầu có một con chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần.

Về nguồn gốc và ý nghĩa Kinh Thánh, Thần Học của mẫu Thánh giá này được linh mục Phạm Quang Long giải thích rõ ràng tại địa chỉ sau:


Ở đây, tôi chỉ nhấn mạnh 2 điều:

1. Không hề có qui định buộc Giáo hoàng phải đeo Thánh có tượng Chúa Chịu Nạn. Thật vậy, chúng ta thấy nhiều Giám mục vẫn đeo Thánh giá không có hình Chúa Chịu Nạn đó thôi.

2. Thêm vào đó, suốt dòng lịch sử Hội Thánh, Đức Phan-xi-cô không phải là người duy nhất sử dụng cây Thánh Giá không có tượng Chịu Nạn.

Suốt dòng lịch sử Hội Thánh, đã xuất hiện nhiều loại Thánh giá dùng các biểu tượng, hình ảnh khác nhau thay cho tượng chịu nạn.

Dưới đây, tôi xin liệt kê ra một số loại đã xuất hiện và được chấp nhận trong Hội Thánh từ thời xa xưa. Ý nghĩa của các cây thánh giá này, tôi xin được trình bày trong một bài khác.  

1.     Thánh giá Alpha- Omega hay Thánh giá Chi Rho:  Loại Thánh giá này được phổ biến Thánh Constantinekhoangr thế kỷ thứ 4.

              

2.     Thánh giá hình mỏ neo
                                 
Thánh giá này được gọi là Thánh giá của Thánh Clement. Thánh Clement là người thứ ba kế vị thánh Phê-rô. Kiểu Thánh giá này ra đời khaongr thế kỷ thứ 10.

3.     Thánh giá của thánh An-rê

       

Thánh An-rê là tông đồ của Chúa Giê-su. Ngài cho rằng mình không đáng được đóng đinh trên Thánh giá như Chúa Giê-su nên khi tử đạo, Ngài xin cho mình được đóng đinh vào một thánh giá hình chữ X.

Giáo hội Chính Thống giáo vẫn duy trì loại Thánh gia này trong phụng tự.

            


4. Thánh giá chữ T của Thánh Phan-xi-cô
                          
Kiểu Thánh giá này thường được sử dụng bởi các tu sĩ dòng Phan sinh

4.     Thánh giá Giê-ru-sa-lem

              

Thánh giá trung tâm tượng trưng cho Chúa Giê-su Ki-tô. 4 Thánh giá nhỏ xung quanh tượng trưng cho 4 Thánh sử Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca và Gio-an. Các hướng khác nhau trên Thánh giá này biểu trưng cho việc Tin Mừng xuất phát từ Giê-ru-sa-lem để lan đi khắp nơi.


Theo một vài truyền thống, 5 Thánh giá cũng tượng trưng cho 5 vết thương của Chúa Giê-su đã chịu trong suốt cuộc khổ nạn.