Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Ấn tín của Thiên Chúa Hằng Sống mà Maria Divine Mercy cung cấp là giả mạo


 Bà MDM tuyên bố một cách lố bịch rằng bà là Thiên Thần Thứ Bảy của sách Khải huyền, vị thiên thần sẽ mở ấn thứ bảy. Bà ta cũng nói rằng lời cầu nguyện được in trên một tờ giấy sẽ bảo vệ những kẻ tin vào nó trong suốt thời bách hại của tên phản Ki-tô.
Ấn Tín của Thiên Chúa Hằng Sống theo cách hiểu của bà MDM

Trong một sứ điệp gần đây, bà MDM cảnh báo thế này:

“ Các con phải giữ Ấn Tín Thiên Chúa Hằng Sống trong nhà, và cả trong người các con nếu có thể. Mẫu ảnh Ơn Cứu Rỗi của Mẹ sẽ hoán cải những ai đeo ảnh và họ sẽ được Con Mẹ tỏ Lòng Thương Xót. Giờ đây, Mẹ đề nghị con của Mẹ hãy đặt làm Mẫu ảnh Ơn Cứu Rỗi và Ấn Tín của Thiên Chúa Hằng Sống để đeo nơi cổ”.
(theo bà MDM, đây là những lời Đức Maria đã nói với bà.

Vậy thực chất, Ấn Tín mà bà MDM nói đến là cái gì ??

Thưa, trước hết đó là một tờ giấy trên đó có ghi lời cầu nguyện xin được bảo vệ. Tiếp đến, đó còn là một dây có 2 mẫu ảnh choàng qua cổ như sau :

 
            












(Link Download 

ẤN TÍN thực chất là gì  ?

Thực  tế, ấn tín được nhắc đến trong sách Ê-dê-ki-en chương 9: ấn tín, hoặc “dấu” trán. Tiếng Do Thái cổ của “ấn tín”  là “Tav”, nhìn giống như một chữ thập.


Chữ “Ấn Tín” trong tiếng Do Thái cổ

Đây là một hình ảnh tiên báo sẽ được hoàn tất trong Bí Tích Rửa Tội khi các người lãnh bí tích này được ghi dấu Thánh Giá trên trán và ghi một “ấn tín” thiêng liêng không bao giờ tẩy xóa được.

Sách Khải Huyền nói về Ấn Tín như thế này:

“Tôi lại thấy một thiên thần khác, mang ấn của Thiên Chúa hằng sống, từ phía mặt trời mọc đi lên. Thiên thần ấy lớn tiêng bảo bốn thiên thần khác, là những vị được quyền phá hại đất liền và biển cả, rằng: “Xin đừng phá hại đất liền, biển cả và cây cối, trước khi chúng tôi đóng ấn trên trán các tôi tớ của Thiên Chúa chúng ta”.
 (Kh 7:2-3)

Như vậy, Ấn Tín phải ở trên trán các kẻ tin, chứ không treo trên tường, hay nhăn nheo trên những tờ giấy trong ví của ai đó hoặc được đeo trên cổ.

Ấn tín của Thiên Chúa có tác dụng thế nào? Một lần nữa, sách Khải Huyền cho biết:

“Họ (các thiên thần) bị cấm không được phá hại cỏ trên mặt đất, mọi loài xanh tươi và mọi cây cối, mà chỉ được phá hại những người không mang ấn của Thiên Chúa trên trán”.  (Kh 9:4)

Do đó, MDM đã đúng ở điểm này. Quả thật, Ấn Tín của Thiên Chúa Hằng Sống có chức năng bảo vệ các tín hữu.

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là Ấn Tín mà bà ta đưa ra có hợp pháp và đáng tin không?

Thánh Phao-lô trong thư gửi giáo đoàn Ê-phê-sô đã viết:

“ Trong Đức Ki-tô, cả anh em nữa, anh em đã được nghe lời chân lý là Tin Mừng cứu độ anh em; vẫn trong Đức Ki-tô, một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã hứa”. (Ep 1:13)

“Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc”. (Ep 4:30)

Nhưng khi nào và bằng cách nào, một Ki-tô hữu được ghi Ấn Tín để chờ ngày cứu chuộc?

Sách công vụ chương 18 câu 8 cho ta câu trả lời:

“Ông Cơ-rít-pô, trưởng hội đường, tin Chúa, cùng với cả nhà. Nhiều người Cô-rin-tô đã nghe ông Phao-lô giảng cũng tin theo và chịu phép rửa”. (Cv 18:8)

Theo giáo lý, Hội Thánh Công Giáo hiểu rằng một người quay trở về với Chúa đồng nghĩa với việc họ kết hợp với Đức Ki-tô qua việc đón nhận bí tích rửa tội và Ấn tín thiêng liêng của Người.

“ Ki-tô hữu cũng được ghi dấu bằng một ấn tín: “ Đấng củng cố chúng tôi cùng với anh em trong Đức Ki-tô, và đã xức dầu cho chúng ta, Đấng ấy là Thiên Chúa. Chính Ngài cũng đã đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thần Khí vòa lòng chúng ta làm bảo chứng” (2 Cr 1,21-22). Ấn tín này của Chúa Thánh Thần xác nhận một người hoàn toàn thuộc về Đức Ki-tô, để vĩnh viễn phục vụ Người, nhưng ấn tín đó cũng là một lời hứa là được Thiên Chúa che chở trong cuộc thử thách lớn lao thời cánh chung”.
(GLHTCG 1296)

Như vậy, Hội Thánh hiểu rằng Ấn Tín của Thiên Chúa là một lời hứa về sự bảo vệ thiêng liêng như được mô tả trong Khải Huyền chương 7. Các Ki-tô hữu đón nhận Ấn Tín của Chúa Thánh Thần không chỉ qua bí tích rửa tội nhưng còn cả trong việc xức dầu của bí tích thêm sức và truyền chức thánh. Chúng ta có thể tham khảo thêm các điều 698, 1121, 1262-1274, 1216, 1293-1300, 1303-1305, 1320 của Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo.

Ấn Tín của Chúa Thánh Thần là dấu tích không thể xóa bỏ hay mất đi cho dù con người có ở trong tình trạng tội lỗi.

“ Người chịu Phép Rửa, được tháp nhập vào Đức Ki-tô nhờ bí tích Rửa Tội, được nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô. Bí tích này ghi trên Ki-tô hữu một dấu chỉ thiêng liêng không thể tẩy xóa (ấn tín), một dấu chỉ cho thấy họ thuộc về Đức Ki-tô. Không một tội lỗi nào xóa được ấn tín này, mặc dù tội lỗi ngăn cản bí tích Rửa Tội mang lại những hiệu quả của ơn cứu độ. Bí tích Rửa Tội chỉ được ban một lần cho mãi mãi, nên không thể tái ban”. GLHTCG 1272

Sách Giáo Lý cũng lặp lại lời của Thánh Phao-lô trong thư gửi giáo đoàn Ê-phê-xô.

“Ấn tín của Chúa” là dấu ấn Chúa Thánh Thần ghi trên chúng ta “để chờ ngày cứu chuộc” (Ep 4,30). “Bí tích Rửa Tội là dấu ấn của đời sống vĩnh của”. Tín hữu nào “gìn giữ dấu ấn” cho đến cùng, nghĩa là, trung thành với những đòi buộc của bí tích Rửa Tội của mình, thì có teher chết “với dấu chỉ của đức tin”, với đức tin của bí tích rửa tội của mình, trong sự mong đợi được vinh phúc hưởng kiến Thiên Chúa- đó là sự hoàn tất đức tin- và trong niềm hi vọng sống lại”. GLHTCG 1274

Ấn Tín của Thiên Chúa Hằng Sống có giúp con người thoát khỏi sự bắt bớ không?


Bí tích Rửa Tội mang lại “ấn tích thiêng liêng” khiến chúng ta trở thành thành viên của Hội Thánh và được che chở trong các sự đau khổ, thử thách. Do đó, thật lạ lùng khi những người tin theo bà MDM lại lo lắng tìm mua ấn tín của bà ta. MDM đang tạo ra một vấn đề và cố đưa ra một giải pháp: Bà ta đẩy các tín hữu ra khỏi lòng trung thành với Hội Thánh, và họ không còn tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa, không tin tưởng các linh mục và dường như họ mất hết niềm tin vào sức mạnh của các bí tích sẽ mang lại cho họ Ấn tích cho ngày cứu độ.

Chúng ta được ban ấn tín của Chúa Thánh Thần như là một bảo chứng rằng chúng ta thuộc về Đức Ki-tô và thân thể huyền nhiệm của Người là Hội Thánh. Lời hứa về sự bảo vệ thiêng liêng không giống như những gì con người nghĩ.

Khi thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy vào năm 70, các Ki-tô hữu nhớ lại những dấu hiệu của sự phá hủy đã được tiên báo trước bởi Đức Ki-tô và họ chạy trốn khỏi Giê-ru-sa-lem.

Ki-tô hữu không có và cũng chưa bao giờ có một lời hứa về sự bảo vệ khỏi sự ngược đãi, bách hại. Đức Giê-su còn nói với các kẻ theo mình rằng họ sẽ bị truy lùng và dẫn giải ra các Thượng Hội Đồng (tòa án Do Thái giáo). Nhiều người trong số họ sẽ bị chết vì Danh Chúa. Nhưng Chúa cũng hứa với họ rằng Chúa Thánh Thần sẽ nói trong họ:
Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ.  Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết. Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Chúa Cha nói trong anh em.
 "Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát”.
(Mt 10:17-22)

Chúa không hứa ban sự trợ giúp để tín hữu thoát khỏi các đau đớn thể xác và bách hại, tra tấn, tù đầy … Lịch sử Hội Thánh với hàng ngàn lớp lớp các thánh tử đạo đã minh chứng cho sự thật này.


Thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy vào năm 70

Theo bà MDM, bất cứ ai cầu nguyện với ấn tín của bà ta (tờ giấy như bên trên đã nhắc đến) thì sẽ thoát sự hủy diệt. Như thế, lời cầu nguyện đó chẳng khác gì bùa mê ma thuật !

MDM thậm chí còn không tin tưởng vào chính mình. Một vài sứ điệp nói với những người ủng hộ bà ta chuẩn bị lương thực cho các thử thách sắp tới


Trong khi đó, Chúa Giê-su nói rằng: Đừng lo cho mạng sống lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn của uống sao ?.... Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần những thứ đó (Mt 6:25, 32b)

Không hiểu những người tin theo bà MDM có tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa hay không ?